Cơ bản cách xác định hợp âm, chủ âm và cách phối 1 bản nhạc cho các bạn mới chơi:
just a take not for my hand.
B1: Nghe câu đầu tiên và bắt ngay lấy nốt "chủ đạo" của câu đầu tiên, đồng thời biết ngay bài này phải chơi giọng trưởng hay thứ. Nốt "chủ đạo" chính là nốt chính trong hợp âm đầu tiên của bài hát.
VD: Lòng mẹ bao la như biển thái bình, dạt dào --> nốt "chủ đạo" này chính là ở chữ Lòng, Bình và Dào. Giọng thứ.
Bước 1 phụ thuộc khá nhiều vào năng khiếu của mỗi người
B2: Mò trên cần đàn ra ngay nốt "chủ đạo" đó ở 2 dây Mì và Là (2 dây bass) - chú ý là chỉ ở 2 dây bass này thôi, chắc chắn có
B3: Đặt hợp âm chặn mà nốt "chủ đạo" đó làm nốt bass của hợp âm, sẽ có khoảng 2-3 trường hợp. Thử các trường hợp để mò ra hợp âm của câu đầu tiên này --> từ đó chơi được cả bài
Minh hoạ - Nốt mò ra được là nốt màu đỏ (với tất cả các vị trí trên cần đàn)
Khi đã chắc chắn là giọng thứ:
Nếu nốt mò ra ở dây Mì:
http://i37.photobucket.com/albums/e51/minh1234567/gam1.jpg
Nếu nốt mò ra ở dây Là:
http://i37.photobucket.com/albums/e51/minh1234567/gam2.jpg
Nếu không chắc là giọng thứ hay trưởng thì tốt nhất nên thử thêm cả giọng thứ và trưởng
Tất nhiên, phải có một số nền tảng trước mới có thể chơi theo cách này:
- Thuần thục các hợp âm
- Nhịp phách rất vững
- Có khả năng chơi 1 bài đã biết với tất cả các giọng
just a take not for my hand.
Hợp Âm và Gam
1- Vòng hợp âm:
Hợp âm trưởng:
[ 1 - 4 - 5] vs [2 - 3 - 6]
+ 145: trưởng
+ 236: thứ
+ 3 - 4: cách nhau 1/2 cung
Ví dụ:
Giọng Đô trưởng: 1(C)---2(D)-----3(E)-----4(F)------5(G)-----6(A)------7(B)
--> Hợp âm: C - F - G7 - Dm - Em - Am
Hợp âm thứ:
[1 - 4 - 5] vs [3 - 6 - 7]
+ 145: thứ
+ 367: trưởng
+ 5 - 6: cách nhau 1/2 cung
Ví dụ:
Giọng La thứ: 1(A)---2(B)-----3(C)-----4(D)------5(E)-----6(F)------7(G)
--> Hợp âm: Am - Dm - Em - C - F - G
Chú ý: Gam trưởng là quãng 3 thứ của gam thứ tương đương
ví dụ: gam C trưởng thì sẽ có gam thứ là Am. Vì: A --> B --> C ( từ C lùi 3 quãng sẽ được gam thứ )
2- Cấu tạo của một gam
- Cấu tạo của một gam là tập hợp các quãng lẻ: 1 - 3 - 5 - 7 - 9 - 11
- Thông thường chỉ có từ 3 đến 4 quãng đầu tiên được sử dụng: 1 - 3 - 5
- Nốt đầu tiên là tên của gam.
Gam trưởng:
- Nốt quãng 3 cách nốt gốc 2 cung thì là gam trưởng
ví dụ:
Gam C trưởng: (C): C - E - G ( quãng 3 là nốt E, cách nốt đầu tiên là 2 cung C - D - E )
Gam thứ:
- Nốt quãng 3 cách nốt gốc 1,5 cung thì là gam thứ
ví dụ;
Gam Am thứ: (Am): A - C - E ( quãng 3 là nốt C, cách nốt đầu tiên là 1,5 cung A - B - C)
* Chú ý:
- Vì bậc 3 quyết định tính chất của hợp âm, do đó muốn chuyển từ gam thứ qua gam trưởng, chỉ việc giảm hoặc tăng bậc 3 đi 1/2 cung
ví dụ:
gam C trưởng: C - E - G, thì gam Cm thứ sẽ là: C - Eb - G
gam Am thứ: A - C - E, thì gam A sẽ là: A - C# - E
Tìm chủ âm của bài hát
1. Chủ âm
+ Nếu 1 bài hát mà bộ khóa không có dấu thăng hay giáng thì bài hát hay được chơi ở: C hoặc Am ( dựa vào nốt kết thúc bài để quyết định là C hay Am ).
+ Nếu bộ khóa có dấu thăng:
- dấu thăng cuối + 1/2 cung: chủ âm trưởng
- dấu thăng cuối xuống 2 nốt: chủ âm thứ
+ Nếu bộ khóa có dấu giáng:
- 1 dấu giáng: thì chơi ở F hoặc Dm.
2. Âm sắc:
+ Bài hát vui nhộn thì nên chơi ở giọng trưởng và buồn thì giọng thứ
+ Dạo nhạc để tìm giọng ( vì thường thì hợp âm chính của bài hát sẽ nằm ở những ô nhịp đầu tiên )
Cách phối cho bản nhạc
1- Cách đặt gam cho 1 ô nhịp:
- Xác định điểm nhấn của bài hát chính là nơi đặt gam.
- Khi đã biết bài nhạc được chơi ở giọng nào thì tùy vào nốt nhạc của điểm nhấn là nốt nào thì ta sẽ đặt hợp âm đó
ví dụ:
Nếu bài hát chơi ở hợp âm Am, 1 điểm nhấn nào đấy của bài rơi vào nốt E, thì khi đó chúng ta có thể đặt ở đó: Em, Am, C
(vì cấu tạo của 3 hợp âm này đều có nốt E), để lựa chọn 1 trong 3 hợp âm trên thì xác định tiếp các nốt còn lại của ô nhịp.
- Nhưng chủ yếu vẫn là xem xét các nốt trong ô nhịp, nếu đa số rơi vào hợp âm nào thì đặt hợp âm đó.
2- Vòng hợp âm
- Hợp âm trưởng:
1 ---> 3 ---> 6 ---> 2 ---> 4 ---> 5 ( 3:4: cách nhau 1/2 cung )
tr t t t tr tr7
- Hợp âm thứ:
1 ---> 4 --> 7 ---> 3 ---> 6 ---> 5 ( 5:6: cách nhau 1/2 cung )
t t tr tr tr t/t7
-Lưu ý: vòng hợp âm trên chỉ mang tính tham khảo.
3- Cách phối
+ Mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm - đổi ở phách 1 - đầu nhịp
+ Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc ở ô nhịp cuối cũng bằng chủ âm đó.
+ Tùy bài nhạc ở chủ âm nào thì những hợp âm ò phe trưởng hay thứ sẽ chiếm đa số.
Ví dụ:
Bài ở giọng Am: Bài hát sẽ bắt đầu ở Am, Dm và E7 sẽ theo sau, khi tới lúc cao trào thì sẽ đưa: C-F-G7 vào để
thay đổi không khí.
+ Trước khi quay lại chủ âm, thường dùng nhất là hợp âm bậc 5
VD: Lòng mẹ bao la như biển thái bình, dạt dào --> nốt "chủ đạo" này chính là ở chữ Lòng, Bình và Dào. Giọng thứ.
Bước 1 phụ thuộc khá nhiều vào năng khiếu của mỗi người
B2: Mò trên cần đàn ra ngay nốt "chủ đạo" đó ở 2 dây Mì và Là (2 dây bass) - chú ý là chỉ ở 2 dây bass này thôi, chắc chắn có
B3: Đặt hợp âm chặn mà nốt "chủ đạo" đó làm nốt bass của hợp âm, sẽ có khoảng 2-3 trường hợp. Thử các trường hợp để mò ra hợp âm của câu đầu tiên này --> từ đó chơi được cả bài
Minh hoạ - Nốt mò ra được là nốt màu đỏ (với tất cả các vị trí trên cần đàn)
Khi đã chắc chắn là giọng thứ:
Nếu nốt mò ra ở dây Mì:
http://i37.photobucket.com/albums/e51/minh1234567/gam1.jpg
Nếu nốt mò ra ở dây Là:
http://i37.photobucket.com/albums/e51/minh1234567/gam2.jpg
Nếu không chắc là giọng thứ hay trưởng thì tốt nhất nên thử thêm cả giọng thứ và trưởng
Tất nhiên, phải có một số nền tảng trước mới có thể chơi theo cách này:
- Thuần thục các hợp âm
- Nhịp phách rất vững
- Có khả năng chơi 1 bài đã biết với tất cả các giọng
---
Mathhoang
vietnam_hoangminhnguyen
No comments:
Post a Comment