Method to concentrate on

A very good answer I found from google.
link: http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=43d30115ef5fb005


-----------------------------------------
mathhoang
vietnam_hoangminhnguyen[AT]Yahoo.Com
-----------------------------------------

cách tốt nhất để tập trung cao độ. Thi cử
5 Điểm Đã đóng 3 câu trả lời 2944 lượt xem
1
cách tốt nhất để tập trung cao độ.
 Câu trả lời hay nhất
2
#  Bằng cách ngủ đủ giấc mỗi đêm bạn sẽ có thể tập trung trong công việc. Quy định ra thời gian để đi ngủ và bạn sẽ đi ngủ trước đó khoảng 15 phút.
# Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục giữ cho đầu óc được thoái mái minh mẫn và chắc chắn điều đó sẽ giúp tăng bộ nhớ của bạn. Làm việc nặng toát mồ hôi có thể giúp bạn tiêu hao năng lượng thừa và nó thực sự có thể giúp bạn ngủ tốt hơn vào ban đêm.
# stress ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung của bạn. Vì vậy để tập trung cao độ bạn hãy thử ngồi thiền. Nếu bạn có thể tìm hiểu để biết cách ngồi thiền và thực hành nó, nó sẽ giúp bạn tập trung hơn và giảm bớt lo âu.
# Mọi người đều không hài lòng trong công việc của họ theo thời gian. Nhưng nếu bạn thấy mình luôn không thể hoàn thành dự án hoặc không thực hiện với khả năng tốt nhất của bạn, đó là 1 điều cần quan tâm. Có lẽ môi trường làm việc của bạn là chưa được tổ chức và cần phải được tổ chức. Nếu bạn có nhiều khó khăn và bất lợi hơn trong công việc trong suốt quá trình làm việc của bạn, hãy tìm 1 công việc mới thích hợp hơn.
# Nghỉ ngơi cần thiết bằng cách xem tivi, truy cập internet hay dạo chơi trên điện thoại di động.
# Kiên nhẫn và thực hành
# Chọn không gian làm việc của bạn. Một số người cần sự yên tĩnh tuyệt đối để tập trung khi làm việc. Nếu bạn làm việc tốt hơn với một số tiếng ồn xung quanh, khi làm việc bạn hãy đến đến một quán cà phê hoặc bật truyền hình, nghe nhạc...
# Nghĩ về thời gian trong ngày khi bạn làm việc tốt nhất. Một số người thường tập trung vào buổi sáng, trong khi những người khác cần một vài giờ để thức tỉnh. Lập kế hoạch nhiệm vụ sau khi tập thể dục, là một cách tuyệt vời để tận dụng lợi thế của năng lượng tích cực bạn có sau khi hoạt động cơ thể.
# Viết ra một danh sách những gì bạn cần để thực hiện. Nếu bạn có một dự án lớn để hoàn thành, hãy chia nó ra thành các nhiệm vụ nhỏ để hoàn thành trong một thời gian. Nếu bạn gặp rắc rối ban đầu, điều này sẽ giữ cho bạn khỏi cảm giác choáng ngợp.
# Hãy dẹp qua 1 bên các giấy tờ, sổ sách không liên quan đến công việc của bạn. Chỉ quan tâm đến những gì bạn đang cần và đang làm việc trên nó.
# Bắt đầu bằng cách nói cho bản thân bạn sẽ hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ trong danh sách của bạn. Điều này sẽ giữ cho bạn khỏi bị choáng ngợp trong bước đầu.
# Để có thêm năng lượng để làm công việc kế tiếp trong danh sách mà bạn đặt ra và sự kết hợp hài hòa giữa các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, hãy gọi một người bạn, ăn một bữa ăn nhẹ hoặc làm bất cứ điều gì mà sẽ giúp bạn có được năng lượng cho công việc tiếp theo.
 
Câu trả lời Khácsắp xếp theo thời gian sắp xếp theo phiếu bầu
1
thiền
 
1
Hồi nhỏ tôi là một người rất chậm hiểu. Cùng một vấn đề nhưng bao giờ tôi cũng tiếp thu lâu hơn người khác. Tôi không hiểu lối tiếp thu ấy có phải là do tôi kém thông minh không, vì khi lắng nghe bất cứ điều gì tôi cũng xem xét nó ở đủ mọi khía cạnh. Tôi tuyệt đối không tin vào bất cứ điều gì nếu tôi không chứng minh, lí luận, hoặc ít nhất cũng cảm nhận được. Tôi nhớ có lần khi thầy giáo tôi giảng về giá trị tuyệt đối, thầy nói là giá trị tuyệt đối của một số A là A (A > 0). Khi đó tôi có hỏi thầy là tại sao phải đưa ra khái niệm về giá trị tuyệt đối. Thầy trả lời tôi rằng đó là khái niệm người ta đưa ra nhiệm vụ của tôi là phải học thuộc không có thắc mắc lôi thôi. Tôi không chịu bèn cãi lại thầy nên bị bắt quì gối suốt cả buổi học hôm đó. Khi tôi bước vào thời sinh viên đi dạy kèm để kiếm tiền đóng học phí, cũng câu hỏi ấy học sinh đã hỏi tôi. Không những khen học sinh có câu hỏi hay, mà tôi còn giải thích một cách đầy đủ cho học trò. Đối với tôi trên đời này bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có lí do tồn tại của nó.
Tôi có một thói quen không biết xấu hay tốt đó là làm việc rất minh mẫn vào ban đêm. Khi mọi người say nồng trong giấc điệp, khi vạn vật chìm trong bóng đêm là lúc tôi tư duy sâu nhất. Không gian yên tĩnh bao phủ bởi bóng đen đã giúp tôi suy nghĩ thật sâu sắc. Tôi miên man đuổi theo những ý tưởng, những sáng kiến, phát minh, kế hoạch, dự án … tưởng chừng như không có điểm dừng. Là người cầu toàn tôi không chấp nhận sai sót, cho nên cùng một vấn đề tôi luôn phải làm việc đầu óc gấp nhiều lần người khác. Bạn có tin khi đang ngủ mình cũng có thể suy nghĩ không? Với tôi điều đó đã xảy ra. Mắt tôi thì vẫn ngủ, trong khi não tôi không ngừng vận động. Đôi lúc tôi còn biết rất rõ mình đang suy nghĩ gì, và rất nhiều lần những bế tắc đều được giải quyết trong giấc mơ.
Bác Hồ có nói: “Nhân ưu sầu ưu điểm đại!” (Người hay suy nghĩ có ưu điểm lớn). Và tôi cũng nhận ra điều này. Để có thể biến những suy nghĩ hời hợt của mình thành tư duy sâu sắc bạn phải rèn luyện liên tục, có phương pháp hẳn hoi chứ không phải nhồi nhét kiến thức vào đầu, suy nghĩ lung tung là giỏi. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ tôi chưa thể trình bày vấn đề này được, hi vọng sẽ có dịp nào đó thực hiện nó.
Não bộ chúng ta hoạt động giống như một bộ vi xử lí. Để có thể tư duy sâu chúng ta phải có những điều kiện cơ bản sau đây:
*Cơ thể phải khỏe mạnh, ăn uống đủ chất.
*Ngủ đủ giấc.
*Gạt ra khỏi não những “tạp chất” (ưu phiền, tiếng động … (nói chung là những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài)).
Chúng ta không thể nào tư duy sâu được một khi đầu óc chúng ta chứa quá nhiều lo lắng, suy nghĩ lung tung về nhiều thứ, âm thanh xung quanh thì ồn ào, hình ảnh nhìn thấy thì loạn xạ, cảm giác thì bất an, day dứt … Chỉ khi nào loại bỏ được tất cả các yếu tố “tạp nham” đó thì ta mới trở nên minh mẫn.
“Nguyên liệu” mà não cần để tư duy chính là khái niệm và thông tin.
Trong quá trình sống ta tiếp thu rất nhiều thứ. Những thứ đó do vô tình hay cố ý, đúng hay sai đều được các giác quan của ta chuyển tải về não. Khi não nhận những thông tin đó não sẽ “nhào nặn” xử lí để đưa ra các khái niệm. Khái niệm đó trong một hoàn cảnh nhất định nào đó được não ta mặc định là đúng. Qua thời gian kinh nghiệm sống của con người tăng lên, thì cũng chính là lúc nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng khác đi. Kiến thức về cùng một sự vật, hiện tượng nào đó cứ thế tiếp nối nhau. Điều tiếp thu sau chồng lên diều tiếp thu trước, cả hai điều tiếp thu ấy sẽ có một điểm chung. Như vậy khái niệm mà não ta đưa ra trước đây không còn đúng nữa, nó sẽ đưa ra một khái niệm mới hơn dựa trên những điểm chung đó. Tôi ví dụ, năm 3 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn 4 chân, năm 10 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn 1 chân, năm 18 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn không có chân, từ quá trình nhận thức đó não bạn sẽ đưa ra một khái niệm là: Không cần chân cũng có thể làm bàn. Nếu chẳng may bạn không nắm vững các qui luật suy nghĩ có thể bạn sẽ đưa ra kết luận sai. Đây là điểm khác biệt giữa người này với người kia khi cùng nhận thức một sự vật, hiện tượng. Phương pháp mà não dùng để suy nghĩ có rất nhiều. Đôi khi là những phương pháp thông thường như diễn dịch, qui nạp, chứng minh, giải thích, biện chứng … Dù suy nghĩ dưới dạng nào đi nữa thì não cũng chỉ dùng có hai “nguyên liệu” là khái niệm (nghĩa là thông tin đã xử lí) và thông tin (nguồn gốc cũng là các khái niệm ghép thành). Trong quá trình biến tư duy hời hợt thành hoàn hảo não gặp một khó khăn vô cùng lớn đó là thiếu thông tin, hay khái niệm về sự vật, hiện tượng nào đó. Ở những người suy nghĩ sâu sắc người ta sẽ không bao giờ đưa ra kết luận, hay hành động nếu thiếu thông tin; ngược lại kẻ suy nghĩ hời hợt chỉ cần một chút ít thông tin là đã kết luận liền.
Hoạt động tư duy trừu tượng là hoạt động vô cùng cao của não người. Nếu như ở hoạt động tư duy cụ thể ta có thể đưa ra các kết luật từ những “chứng cứ” xác thực, thì trái lại tư duy trừu tượng phải đưa ra các kết luận từ những “chứng cứ” tưởng tượng. Có nghĩa là quá trình tư duy trừu tượng là tư duy qui luật vận động của sự vật chứ không phải tư duy ghép nối giữa các sự vật cụ thể với nhau.
Muốn cho quá trình tư duy trừu tượng diễn ra suông sẻ thì ta phải tập trung cao độ khi tư duy. Khối lượng thông tin và khái niệm huy động để giải quyết một vấn đề vô cùng lớn, nếu chẳng may đang “đọc dữ liệu” mà bị gián đoạn thì não phải tư duy lại từ đầu. Khi não tư duy lại từ đầu thì não sẽ đặt mình vào một hoàn cảnh tư duy khác, những suy nghĩ hay trước đây nhiều khi không còn nữa. Quá trình não tiến hành tư duy cũng giống như não đang trải nghiệm một vấn đề nào đó. Nếu như chưa đi hết con đường mà não đã đưa ra kết luận thì chắc chắn não bị vướng vào lỗi “tư duy hời hợt”. Bản chất của mọi vấn đề đều có tính hai mặt, cho nên một khi tư duy hời hợt não sẽ không đưa ra được các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Và tất nhiên như vậy thì sẽ mắc phải sai lầm.
Tất cả chúng ta không ai kém thông minh cả, vấn đề là chúng ta chưa biết cách huy động toàn bộ tâm lực và trí lực cho cùng một vấn đề. Từ xưa đến nay rất nhiều kinh nghiệm đúc kết từ việc này như: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, …, nhưng thử hỏi có mấy ai biết được sức mạnh của điều này? Chúng ta quen thói làm việc ôm đồm, chưa làm xong việc này đã làm việc khác, cái cách làm việc thiếu khoa học đó chỉ sản sinh ra những “sản phẩm” rẻ tiền. Bạn hiểu thế nào về câu “Tập tiến từng bước vững chắc”? Nếu như bạn muốn hơn người thì nhất định bạn phải làm việc hiệu quả hơn người. Đã đến lúc bạn cần nhận thức ra ý nghĩa sâu sắc của câu nói này nếu bạn muốn tiến xa hơn nữa!

No comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...